Chat zalo
0931 040 474

Hotline

0931 040 474

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây bưởi Da xanh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 02:38:06 - 03/11/2021

Các loài dịch hại chủ yếu thường có trên cây Bưởi Da xanh gồm nhiều loài sâu, nhện và bệnh.

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây bưởi Da xanh

Cây bưởi thuộc nhóm cây ăn trái truyền thống, có quy mô diện tích trồng lớn và tăng liên tục. Trong đó, cây bưởi có vị trí thứ 4 và là cây trồng có nhiều lợi thế hơn cả như có thể rải vụ quanh năm, dễ vận chuyển và tồn trữ, điều kiện sinh thái thuận lợi đã tạo nên các vùng trồng bưởi chất lượng cao và giá trị hàng hóa lớn. Mặt khác, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về bưởi tươi dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi những đặc tính và công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cây có múi nói chung và cây bưởi Da xanh nói riêng thường bị nhiều loài dịch hại nguy hiểm tấn công, là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất và chất lượng. Vì vậy việc kiểm soát và phòng trừ sâu bệnh hại là công việc được đặt lên hàng đầu khi người dân canh tác các loại cây này. Bên cạnh, theo chiều hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững đáp ứng xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và có giá trị kinh tế cao, vấn đề sản xuất trái cây an toàn GAP là một hướng không thể thiếu và đây cũng là một trong những trở ngại rất lớn cho vấn đề sản xuất bưởi da xanh cũng như trái cây nói chung hiện nay tại Việt Nam. Để sản xuất được trái cây an toàn theo GAP, điều quan trọng là phải hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phát huy hiệu quả tổng hợp của các biện pháp an toàn sinh thái, trên cơ sở của phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM- Integrated pest management).

 

     Các loài dịch hại chủ yếu thường có trên cây Bưởi Da xanh gồm nhiều loài sâu, nhện và bệnh. Về sâu hại, đáng chú ý là sâu vẽ bùa, rệp, bọ trĩ, sâu đục trái, dòi đục lá. Về bệnh có các bệnh thán thư, ghẻ, loét vi khuần, nứt thân xì mủ, vàng lá thồi rễ. Nhóm nhện hại cũng rất quan trọng (gồm các loài nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng) gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và giá trị thương phẩm của Bưởi da xanh.

 

     Thành phần thiên địch trên vườn Bưởi da xanh cũng rất phong phú, gồm các loài ăn thịt (như nhện, kiến vàng, bọ rùa), các loài ong kí sinh và nhiều loài vi sinh vật đối kháng với nguồn bệnh. Các loài thiên địch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế khả năng gây hại của các đối tượng dịch hại chính, tránh tình trạng kháng thuốc BVTV có thể xảy ra, đồng thời hạn chế khả năng bùng phát dịch hại thứ cấp dưới ảnh hưởng của việc lạm dụng thuốc BVTV.

 

     Để có cây trồng khoẻ và bảo vệ thiên địch cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập quán canh tác từng vùng, gồm các biện pháp cơ bản được chia theo 2 khía cạnh chính là trồng cây khoẻ và bảo vệ thiên địch:

 

1/ Để có cây trồng khoẻ:

 

Chủ yếu là thực hiện tốt các biện pháp canh tác, giúp cây phát triển thuận lợi trong điều kiện môi trường tốt nhất:

 

Trước hết cần chọn sử dụng các cây giống đúng chất lượng và không mang nguồn sâu bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh. Cần lấy giống ở các cơ sở giống tin cậy và kiểm tra, xử lý trước khi trồng.


Thiết kế vườn cao ráo, tưới tiêu chủ động, tránh để vườn úng, hạn cây sinh trưởng yếu, giảm sức đề kháng dễ bị nhiễm bệnh.


Trồng cây mật số phù hợp, tránh trồng dày đặc, hạn chế ẩm độ cao tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Đồng thời, thực hiện tỉa cành, tạo tán, thường xuyên vệ sinh vườn cây sạch sẽ, thông thoáng, sẽ hạn chế nơi trú ẩn cũng như làm giảm nguồn lây lan sâu bệnh hại trong vườn.


 Chú trọng bón vôi nhằm điều chỉnh pH đất phù hợp (nhất là vùng có pH đất thấp), tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho cây hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển tốt; hạn chế các mầm bệnh có khả năng phát triển và tấn công cây trồng, đặc biệt nấm bệnh trong đất khó xử lý. Ví dụ, nấm Phytopthora sp. gây bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh xì mũ thân) thích hợp phát triển trong điều kiện pH đất thấp.


Bón phân cân đối và đầy đủ thích hợp với yêu cầu từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Cần chú ý các chất trung và vi lượng, bổ sung phân hữu cơ, …. Cây được cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ sẽ giúp cây khỏe mạnh, tăng cường sức chống chịu của cây đối với sâu bệnh và các khắc nghiệt khác của môi trường.


Tăng cường bón phân hữu cơ nhằm cung cấp cân đối chất dinh dưỡng cho cây, duy trì và cải tiến độ phì nhiêu của đất vườn, giúp cây sinh trưởng khoẻ tăng sức chống chịu sâu bệnh. Phân hữu cơ tạo điều kiện cho các vi sinh vật đối kháng phát triển, góp phần trực tiếp tiêu diệt một số nguồn bệnh trong đất nhất là với bệnh vàng lá thối rễ và nứt thân xì mủ. Các phân hữu cơ sinh học và hữu cơ vi sinh có bổ sung vi sinh vật đối kháng làm hiệu quả phòng ngừa bệnh tăng cao và lâu bền.


2/ Bảo vệ thiên địch

Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết:


Cần thăm vườn thường xuyên để theo dõi và phát hiện sớm các đối tượng dịch hại, đưa ra quyết định có cần phun thuốc hay không, không nên phun thuốc định kỳ để phòng vừa gây lãng phí vừa không hiệu quả. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế.

 

Khi cây mới có đọt non cần chú ý sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp, sâu ăn lá. Khi bắt đầu đậu trái chú ý bọ trĩ, nhện. Khi trái đang lớn có sâu đục trái, đục vỏ. Với các loại bệnh hại lá và trái như thán thư, ghẻ, loét nên phun thuốc khi bệnh mới phát sinh. Với bệnh vàng lá gân xanh chủ yếu là dùng giống sạch bệnh, bón thêm chất trung vi lượng và trừ rầy chổng cánh vào giai đoạn cây ra chồi non. Bệnh vàng lá thối rễ rất nguy hiểm, biện pháp chủ yếu là thoát nước tốt và tăng cường bón phân hữu cơ, nhất là phân hữu cơ có vi sinh vật đối kháng.

 

- Khi sử dụng thuốc BVTV, cần chọn đúng các loại thuốc đặc hiệu với từng đối tượng. Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ, ví dụ: Các thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng như chất Buprofezin chỉ trừ được sâu chích hút nhóm biến thái không hoàn toàn như rầy, rệp, bọ xít; chất Chlorfluazuron chỉ tác động trừ sâu non bộ cánh vẩy. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh gây lãng phí, hoặc dùng thuốc phổ rộng gây ra hiện tượng diệt sạch, ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.

 

 Việc quản lý các đối tượng dịch hại trên cây trồng cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp (IPM) và tùy đối tượng dịch hại quan trọng để quyết định lựa chọn biện pháp áp dụng cho phù hợp. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Lựa chọn đúng thuốc, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch. Bên cạnh, ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích, an toàn với sức khỏe con người và môi trường.

 

Huy Thảo – Phòng BVTV/ ccttbvtv.vinhlong.gov.vn

 
bình luận: 0 Lượt xem: 997

Bài viết liên quan

Sumo pH - Phương pháp nâng chỉ số pH đất hiệu quả nhanh và ổn định lâu dài

Sumo pH - Phương pháp nâng chỉ số pH đất hiệu quả nhanh và ổn định lâu dài

Phương pháp nâng chỉ số pH đất hiệu quả nhanh và ổn định lâu dài với Sumo pH

SumoFarm: Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến chế độ hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng như thế nào?

SumoFarm: Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến chế độ hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng như thế nào?

Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến chế độ hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng như thế nào?

SumoFarm: Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng như thế nào?

SumoFarm: Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng như thế nào?

Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng như thế nào?

SumoFarm: Tổng quan về Chỉ số pH của đất và những điều quan trọng trong canh tác

SumoFarm: Tổng quan về Chỉ số pH của đất và những điều quan trọng trong canh tác

Tổng quan về Chỉ số pH của đất và những điều quan trọng trong canh tác

Xem thêm
CHẤP NHẬN THANH TOÁN

 momo  

ĐƯỢC CHỨNG THỰC

 

CÔNG TY TNHH SUMOFARM
Địa chỉ: Số 269, Nguyễn Đệ, P. An Hoà, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 6535 666 – 0931 040 474
Website: www.sumofarmvn.com
YouTube: 
Ruộng Vườn Sumofarm