Trong bài viết "Tổng quan về Chỉ số pH của đất và những điều quan trọng trong canh tác" của SUMOFARM đã chia sẻ đến chúng ta về chỉ số pH và các vấn đề cần quan tâm trong canh tác làm vườn như thế nào. Bài viết này sẽ làm rõ chi tiết về vấn đề chỉ số pH ảnh hưởng như thế nào đến lượng dinh dưỡng và loại dinh dưỡng cây trồng hấp thụ như thế nào là tối ưu.
Thực tế đã cho thấy, mỗi loại cây trồng đều thích ứng về một khoảng pH nhất định để giúp duy trì tốt về sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, việc cải thiện chỉ số pH đất để tính chất đất ổn định lâu dài giúp cây trồng có sức sống lâu dài sẽ được SUMOFARM chia sẻ cùng chúng ta trong chủ đề “Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến chế độ hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng như thế nào?”.
1. Chỉ số pH của đất liên quan như thế nào đến các nhóm cây trồng?
Trải qua thực tế và kinh nghiệm trồng cây ăn trái, hoa màu, vv...nhiều năm chúng ta đã nhận thấy tính chất đất rất đặc thù với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Nếu xét theo thổ nhưỡng hiện tại thì Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta có những vùng đất chỉ độc canh nhưng lại có những vùng đất đa canh. Lí do vì sao? Hãy cùng SUMOFARM tham khảo tài liệu tổng hợp về các nhóm cây trồng tương ứng với chỉ số pH đất giúp cây trồng phát triển tối ưu.
Như chúng ta đã thấy phần lớn các loại cây ăn trái, rau màu và cây lương thực đều tối ưu ở chỉ số pH đất từ 5.0-7.0. Chỉ một số ít loại cây trồng còn lại có thể phát triển ở pH có tính axit mạnh và pH có tính kiềm mạnh. Do đó, việc duy trì chỉ số pH trong khoảng 5.0 -6.5 sẽ canh tác được đa dạng và giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Chỉ số pH ảnh hưởng đến độ hấp thụ phân bón của cây trồng như thế nào?
Tùy theo chỉ số pH mà khả năng hấp thụ của từng loại dinh dưỡng là khác nhau. Đối với các chỉ số pH trung tính (5.5-7.0) sẽ giúp cho sự hiện diện hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất được đa dạng nên giúp cây trồng hấp thu được đa dạng về dinh dưỡng. Đối với đất có chỉ số pH thấp (4.0 -5.0) và (7.5-9.0) sẽ hạn chế sự hữu dụng của một số loại dinh dưỡng đến sự hấp thụ cảu cây trồng sẽ giảm lại.
Do đó, chỉ số pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số loại dinh dưỡng hữu dụng trong đất đối với cây trồng trong quá trình canh tác.
Nếu chúng ta nhìn vào độ pH của đất không chỉ ảnh hưởng đến các dinh dưỡng dưỡng vi lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp các dinh dưỡng đa lượng cung cấp cho cây trồng.
Tổng hợp tài liệu từ các nước nghiên cứu trên thế giới cho thấy các chỉ số pH ảnh hưởng đến độ hấp thụ dinh dưỡng đa lượng một cách đáng kể từ bảng trên.
3. Làm sao để điều chỉnh chỉ số pH thích hợp để cây trồng phát triển tối ưu?
Việc kiểm tra pH đất thường xuyên là công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc cây trồng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Xác định đúng độ pH đất khi chuẩn bị trồng là cơ sở để lựa chọn nhóm cây trồng phù hợp với chỉ số pH tại đất nền. Đồng thời, việc kiểm tra pH còn giúp điều chỉnh kịp thời thực trạng của đất để giúp đất có chỉ số pH phụ hợp với cây trồng hiện tại.
Vậy là sao để điều chỉnh chỉ số pH thích hợp để cây trồng phát triển tối ưu?
Qua các tài liệu tổng hợp từ thực tế và nghiên cứu. SUMOFARM chia sẻ đến chúng ta các bước quan trọng để giúp xác định pH đất và điểu chỉnh pH một cách hiệu quả và lâu dài giúp cây trồng phát triển tối ưu:
Bước 1: Xác định đất pH nền
Bước 2: So sánh pH nền và chỉ số pH tương ứng giúp cây trồng phát triển tối ưu.
Bước 3: Đề xuất biện pháp điều chỉnh pH đất
Tùy theo khả năng của cây chịu tính kiềm hay chịu tính axit của đất mà chúng ta điều chỉnh cho phù hợp.
Trường hợp pH cao so với nhu cầu chỉ số pH của cây:
Độ pH của đất kiềm có thể được giảm bằng cách thêm các tác nhân axit hóa hoặc vật liệu hữu cơ có tính axit. Có thể sử dụng phân bón axit hóa, chẳng hạn như ammonium sulfate, ammonium nitrate và urê, hữu cơ tính axit. Thực tê, đất canh tác có pH >8.0 là rất hiếm (ngoại trừ đất trên nền đất vôi).
Trường hợp pH thấp so với nhu cầu chỉ số pH của cây:
Đối với các nền đất phèn tiềm tàng có chỉ số pH thấp chúng ta có thể sử dụng vôi. Ưu điểm của việc sử dụng vôi là giá thành hợp lý. Cải tạo hiệu quả đất phèn nhôm và phèn sắt. Tuy nhiên việc sử dụng vôi vẫn tồn tại một số khuyết điểm chính như: khó sử dụng, đồng thời việc nâng pH từ bón vôi chỉ tăng chỉ số pH không ổn định và giảm đi trong thời gian ngắn. Đồng thời, vôi dê trực di khi hòa tan vào nước và dễ kết tủa với các nguyên tố dinh dưỡng khác nên việc sử dụng vôi còn hạn chế số lần sử dụng trong năm.
Đối với đất đang canh tác cây trồng có pH do sử dụng nhiều phần bón hóa học, đất bị rửa trôi các nguyên tố trung vi lượng, đất có thành phần Al và Fe hoạt động: việc cải tạo nâng chỉ số pH đất là một quá trình lâu dài. Ngoài sử dụng vôi còn bao gồm việc gia tăng thành phần hữu cơ và các chế phẩm đặc biết giữ pH ổn định, phân giải chất độc cho cây trồng trong suốt quá trình canh tác.
Trên thực tế, việc làm tăng giá trị pH ổn định giúp cây trồng phát triển được tối ưu luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Công ty SUMOFARM đã đầu tư nghiên cứu các dòng sản phẩm vừa nâng pH đất vừa phục hồi rễ cây trồng nhằm cùng bà con giải quyết khó khăn nản giải về cải thiện chỉ số pH đất ổn định và lâu dài.
Sản phẩm SUMO PH đã đạt dược các nhu cầu cần thiết của đất để giúp cây phát triển tối ưu:
+ Gia tăng và ổn định pH đất
+ Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng
+ Đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu
+ Kích thích rễ ra cực mạnh