Chat zalo
0931 040 474

Hotline

0931 040 474

Biện pháp kỹ thuật bảo vệ vườn cây ăn trái

Theo: admin - Cập nhật lúc: 04:46:45 - 03/08/2020

TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật bảo vệ vườn cây ăn trái trước hạn mặn. Ông cho biết: ĐBSCL là vùng sản xuất cây ăn quả (CĂQ) lớn nhất cả nước với hơn 300 nghìn ha, chiếm khoảng 58% diện tích CĂQ toàn miền Nam. 

 

Mùa khô năm 2019 - 2020 tổng lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về khu vực ĐBSCL thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm và thấp hơn rất nhiều so với năm 2015, nên mặn đã xuất hiện sớm vào đầu tháng 12/2019. Độ mặn cao và xâm nhập rất sâu vào các sông, rạch và nội đồng gây thiếu nước ngọt trầm trọng.

 


Trong mùa khô nước ngọt rất khan khiếm, khó đảm bảo đủ nước tưới cho vườn cây ăn trái. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

Có đến 11/13 tỉnh ở ĐBSCL bị ảnh hưởng xâm nhập mặn với các mức độ khác nhau và có 5 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn để đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân.   

 

Đến thời điểm này, hạn mặn đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất, đặc biệt là cây ăn trái, thưa ông?

 

Qua báo cáo của Bộ NN-PTNT thì tổng diện tích CĂQ trong vùng ĐBSCL có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn khoảng 130.000ha, bằng 39,1% tổng diện tích CĂQ toàn vùng, cụ thể: Tiền Giang 28.360ha, Bến Tre 12.350ha, Long An 12.900ha, Trà Vinh 12.350ha, Vĩnh Long 8.580ha, Sóc Trăng 13.650ha... bao gồm các chủng loại CĂQ bị ảnh hưởng là xoài, chuối, thanh long, dứa, cây có múi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít, vú sữa... 

 


Năm nay hạn, mặn xâm nhập sâu ở các vùng trồng cây ăn trái như Tiền Giang, Bến Tre và Long An. Vì vậy nhà vườn phải trữ nước ngọt trong ao, mương tại vườn để có nước tưới trong mùa khô. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

Hiện nay nhiều vườn trồng CĂQ và vườn sản xuất cây giống tại Bến Tre, Tiền Giang đã hết nước ngọt tưới, phải vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến.

 

Vậy cần áp dụng biện pháp kỹ thuật nào bảo vệ vườn cây ăn trái?

 

Thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời ngăn chặn nước mặn hoặc tranh thủ lấy nước ngọt vào vườn. Đối với một số cây ăn quả mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… không tưới nước có độ mặn trên 0,5‰. 

 

Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới). Khuyến cáo sử dụng tưới nước tiết kiệm (tưới nước nhỏ giọt, tưới phun).

 

Để giảm nhu cầu nước của cây trong thời điểm hạn mặn, bà con cắt tỉa những cành vô hiệu, cành bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh, tỉa bớt hoa và quả trong giai đoạn này. Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng lá dừa nước, rơm rạ, lục bình, cỏ khô… để giảm bốc thoát hơi nước. Thu gom các lá cây nhiễm bệnh, xác bã thực vật (trái non, cỏ rác, cành cây) trong mương để tránh ô nhiễm nguồn nước từ lá cây bị bệnh và xác bã thực vật phân hủy. 

 

Không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn hạn mặn nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu quả và phát triển quả. Có thể phun phân bón lá có chứa kali (ví dụ KNO3 với liều lượng 10g/lít nước), canxi, magiê, silic giúp cây tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đổ ngã. Phun các chế phẩm có chứa Brassinosteroid (hormon thực vật), các acid amin như Proline (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất) để tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn. Cần quản lý tốt sâu bệnh hại, nhất là bệnh thối rễ gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng (cây có múi, thanh long, vú sữa, sầu riêng và ổi).

 

Dự báo, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn sẽ còn diễn biến phức tạp những năm tiếp theo, theo ông chúng ta cần có những giải pháp nào để có tính bền vững lâu dài?

 

Các nhóm giải pháp cần được quan tâm và đầu tư trong thời gian tới là: Cần có chương trình cấp Quốc gia về dự trữ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới.


Nhiều hộ nông dân trồng cây ăn trái ở Bến Tre phải mua nước ngọt từ nơi khác về xây hồ dự trữ để có nước tưới cây và phục vụ sinh hoạt cho gia đình.

 

Tiếp tục đầu tư các hệ thống đê bao, xây dựng hệ thống tưới tiêu (thủy lợi nội đồng) hợp lý nhằm ứng phó với hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, cũng như phòng chống ngập úng.

 

Tăng cường năng lực cho hệ thống cảnh báo và dự báo thời tiết, khí hậu, thủy hải văn và nông nghiệp. Xác định các giống cây trồng chống chịu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn lọc, lai tạo những dòng (giống) cây trồng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường như hạn, phèn, mặn, ngập. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên cây ăn quả và biện pháp quản lý tổng hợp.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Hoàng Vũ - Minh Sáng - Minh Đãm/nongnghiep

 
bình luận: 0 Lượt xem: 1575

Bài viết liên quan

Phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá hại lúa

Phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá hại lúa

Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống...

Lão nông biến vườn sầu riêng thường thành sầu riêng Thái

Lão nông biến vườn sầu riêng thường thành sầu riêng Thái

Sầu riêng là loại cây trồng khó tính, nhưng một lão nông tại tỉnh Đăk Nông đã cải tạo được vườn sầu riêng...

Hiệu quả mô hình nông lâm kết hợp

Hiệu quả mô hình nông lâm kết hợp

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng thì phát triển sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp là...

Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Sau hạn mặn nhà vườn phải cần quan tâm các yếu tố quan trọng như: Rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ...

Xem thêm
CHẤP NHẬN THANH TOÁN

 momo  

ĐƯỢC CHỨNG THỰC

 

CÔNG TY TNHH SUMOFARM
Địa chỉ: Số 269, Nguyễn Đệ, P. An Hoà, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 6535 666 – 0931 040 474
Website: www.sumofarmvn.com
YouTube: 
Ruộng Vườn Sumofarm